Phân loại Núi lửa

Vết nứt núi lửa Lakagigar tại Iceland, nguyên nhân của những biến động trong khí hậu thế giới 1783–84, có một chuỗi các nón núi lửa dọc chiều dài của nó.Skjaldbreiður, một núi lửa hình khiên với tên gọi mang nghĩa "cái khiên lớn"

Hình ảnh phổ biến nhất của núi lửa là một ngọn núi hình nón, phun dung nhamkhí độc từ miệng ở trên đỉnh núi; tuy nhiên, đây chỉ là một trong nhiều dạng núi lửa. Đặc điểm của núi lửa phức tạp hơn rất nhiều và cấu tạo và hoạt động của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số núi lửa có đỉnh gồ ghề hình thành từ vòm dung nham thay vì miệng núi lửa trong khi những núi lửa khác có đặc điểm cảnh quan như cao nguyên lớn. Các miệng phun vật chất núi lửa (bao gồm dung nham và tro) và khí có thể xuất hiện trên bất kì địa mạo nào và có thể hình thành nên những nón núi lửa nhỏ hơn như Puʻu ʻŌʻō ở rìa của hòn đảo Kīlauea thuộc Hawaii.Các dạng núi lửa khác bao gồm núi lửa băng, cụ thể là trên một số mặt trăng của sao Mộc, sao Thổsao Hải Vương; và núi lửa bùn, dạng núi lửa có sự hình thành không xuất hiện hoạt động magma. Núi lửa bùn hoạt động thường có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với núi lửa magma, trừ trường hợp núi lửa bùn đó là một lỗ phun của một núi lửa magma.

Vết nứt núi lửa

Bài chi tiết: Vết nứt núi lửa

Vết nứt núi lửa là những khe nứt bằng, thẳng mà từ đó dung nham phun trào.

Núi lửa hình khiên

Bài chi tiết: Núi lửa hình khiên

Núi lửa hình khiên, với hình dạng rộng giống cái khiên, được hình thành từ sự phun trào dung nham có độ nhớt thấp và di chuyển xa khỏi lỗ phun. Chúng thường không nổ lớn khi phun trào. Do dung nham ít nhớt thường chứa ít silica, núi lửa hình khiên xuất hiện nhiều ở khu vực biển hơn là đất liền. Dãy núi lửa Hawaii là một chuỗi cái núi lửa hình khiên, ngoài ra chúng cũng phổ biến tại Iceland.

Vòm dung nham

Bài chi tiết: Vòm dung nham

Vòm dung nham hình thành từ dung nham có độ nhớt cao chảy chậm. Đôi khi chúng xuất hiện trong miệng núi lửa của một vụ phun trào trước đó, như trong trường hợp của Núi St. Helens, nhưng cũng có thể hình thành riêng biệt, như Đỉnh Lassen. Giống với núi lửa dạng tầng, vòm dung nham có thể tạo ra những vụ phun trào mạnh, nhưng dung nham của chúng thường không đi xa khỏi lỗ phun.

Vòm ẩn

Vòm ẩn được hình thành từ dung nham nhớt bị đẩy lên khiến bề mặt đất phình lên. Vụ phun trào núi St. Helens năm 1980 là một ví dụ; dung nham dưới bề mặt ngọn núi tạo một chỗ phồng lên trên bề mặt, chỗ phồng này sau đó trượt xuống sườn bắc của ngọn núi.

Nón núi lửa (nón than)

Bài chi tiết: nón núi lửanón than
Núi lửa Izalco, ngọn núi lửa trẻ nhất tại El Salvador. Izalco phun trào gần như liên tục từ năm 1770 (khi nó hình thành) đến năm 1958, khiến nó có biệt danh "Ngọn hải đăng Thái Bình Dương".

Nón núi lửa hay nón than hình thành từ các mảnh scoriađá mạt vụn núi lửa (cả hai đều giống than xỉ, từ đó có tên gọi của loại núi lửa này) tích tụ xung quanh lỗ thông. Các vụ phun trào này thường không dài, hình thành những ngọn đồi hình nón cao từ 30 đến 400 mét. Hầu hết nón than chỉ phun trào một lần. Nón than có thể xuất hiện trên sườn của những ngọn núi lửa lớn hơn, hoặc xuất hiện riêng lẻ. ParícutinMexicomiệng núi lửa SunsetArizona là những ví dụ của nón than. Tại New Mexico, Caja del Rio là một cánh đồng núi lửa gồm hơn 60 nón than.

Dựa trên hình ảnh vệ tinh, người ta cho rằng nón than có thể xuất hiện trên những vật thể khác trong hệ mặt trời, như trên bề mặt của sao Hỏamặt trăng.[4][5][6][7]

Núi lửa dạng tầng

Mặt cắt một núi lửa dạng tầng (không theo tỉ lệ):
  1. Lò magma
  2. Móng
  3. Ống dẫn
  4. Chân núi
  5. Mạch trần (tiếng Anh: sill)
  6. Mạch tường (tiếng Anh: dyke)
  7. Lớp tro
  8. Sườn núi
  9. Lớp dung nham
  10. Họng núi lửa
  11. Nón "ký sinh"
  12. Dòng dung nham
  13. Lỗ thoát
  14. Miệng núi lửa
  15. Đám mây tro
Bài chi tiết: Núi lửa dạng tầng

Núi lửa dạng tầng hay núi lửa hỗn hợp là những ngọn núi lửa cao hình nón gồm nhiều lớp dung nham, tro và những vật chất khác. Núi lửa dạng tầng còn được gọi là núi lửa hỗn hợp do chúng được tạo thành từ nhiều cấu trúc khác nhau trong các vụ phun trào. Núi lửa dạng tầng có than xỉ, và tro chồng lên nhau, dung nham chảy trên lớp tro rồi nguội đi và cứng lại, sau đó quá trình này lặp lại. Các vị dụ điển hình là Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản, Núi lửa Mayon ở Philippines, và Núi VesuviusStromboli ở Ý.

Trong lịch sử được ghi chép, tro từ các vụ phun trào núi lửa của núi lửa dạng tầng là mối nguy hiểm lớn nhất từ núi lửa đến các nền văn minh. Núi lửa dạng tầng có áp lực lớn hơn núi lửa khiên do những dòng chảy dung nham trong lòng núi lửa, đồng thời vết nứt núi lửa và nón núi lửa của chúng cũng phun trào mạnh hơn. Núi lửa dạng tầng cũng dốc hơn núi lửa hình khiên, với độ dốc khoảng 30-35° so với độ dốc 5–10°, và mạt vụn núi lửa tạo nên những lahar nguy hiểm.[8][9] Những mạt vụn lớn được gọi là bom núi lửa. Những quả bom lớn có thể dài đến 1.2 mét và nặng vài tấn.[10]

Siêu núi lửa

Bài chi tiết: Siêu núi lửa

Một siêu núi lửa thường có hõm chảo lớn và có sức phả hủy trên quy mô lớn, đôi khi là toàn lục địa. Những ngọn núi lửa như thế có khả năng làm giảm nhiệt độ toàn cầu trong nhiều năm sau khi phun trào do lượng lớn lưu huỳnh và tro phóng ra khí quyển. Đây là loại núi lửa nguy hiểm nhất. Các ví dụ bao gồm hõm chảo Yellowstone trong Vườn quốc gia Yellowstonehõm chảo Valles tại New Mexico (cả hai đều ở miền Tây nước Mỹ); hồ Taupo tại New Zealand; hồ TobaSumatra, Indonesia; và Miệng núi lửa Ngorongoro ở Tanzania. Do chúng trải dài trên một khu vực rộng lớn, siêu núi lửa thường khó được định vị nhiều thế kỉ sau một cuộc phun trào. Tương tự, các tỉnh thạch học lớn (tiếng Anh: large igneous province, LIP) cũng được coi là siêu núi lửa do lượng dung nham bazan lớn được phun trào (tuy rằng không nổ lớn khi phun trào).

Núi lửa dưới nước

Bài chi tiết: Núi lửa ngầm

Núi lửa ngầm thường xuất hiện trên mặt đáy biển. Ở vùng nước nông, núi lửa đang hoạt động phun khói và vụn đá lên trên bề mặt nước biển, khiến chúng dễ được nhận ra. Ở những vùng sâu hơn, áp suất của tầng nước bên trên quá lớn nên núi lửa không thể phun vật chất ra ngoài đủ mạnh; tuy nhiên, chúng vẫn có thể được phát hiện bằng hydrophonevà sự đổi màu nước do khí núi lửa. Dung nham gối là một sản phẩm thường thấy của núi lửa ngầm và đặc trưng bởi những chuỗi khối hình gối không liên tục hình thành dưới nước. Ngay cả những vụ phun trào lớn dưới nước có thể không có tác động lớn do khả năng làm nguội nhanh và lực nổi lớn (so với không khí) của nước. Các miệng phun thủy nhiệt cũng hay xuất hiện gần những núi lửa ngầm, và một số có cả hệ sinh thái xung quanh.

Năm 2018, một loạt các tín hiệu địa chấn được phát hiện bởi các cơ quan theo dõi động đất khắp thế giới trong tháng 6 và tháng 7. Chúng tạo ra những âm thanh kỳ lạ và một số tín hiệu bắt được vào tháng 11 cùng năm kéo dài đến 20 phút. Tháng 5 năm 2019, một chiến dịch hải dương cho thấy những âm thanh kỳ lạ trước đó xuất phát từ sự hình thành của một núi lửa ngầm ngoài khơi Mayotte.[11]

Núi lửa dưới băng

Bài chi tiết: Núi lửa dưới băng

Núi lửa dưới băng hình thành dưới các chỏm băng từ những lớp dung nham chảy trên những dung nham gối và palagonit. Khi chỏm băng tan, dung nham ở trên sụp đổ, để lại một ngọn núi bằng. Những ngọn núi lửa này còn được gọi là núi bàn hay tuya. Loại núi lửa này có thể được tìm thấy ở Iceland, ngoài ra các tuya cũng có ở British Columbia, Canada. Nguồn gốc cái tên "tuya" là từ Butte Tuya, một trong vài tuya ở khu vực Sông TuyaDãy Tuya miền bắc British Columbia.

Núi lửa bùn

Bài chi tiết: Núi lửa bùn

Núi lửa bùn hay mái vòm bùn hình thành từ bùn hoặc bột nhão, nước và khi thoát ra từ phun trào. Núi lửa bùn, không như núi lửa thông thường, không phun trào dung nham. Chúng có thể rộng đến 10 km và cao đến 700 mét.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Núi lửa http://gsc.nrcan.gc.ca/volcanoes/erupt_e.php http://www.britannica.com/EBchecked/topic/632130 http://www.discovery.com/convergence/supervolcano/... http://news.nationalgeographic.com/news/2010/02/10... http://www.volcanodiscovery.com/558.html http://adsabs.harvard.edu/abs/1979LPI....10.1370W http://adsabs.harvard.edu/abs/1991Geo....19..200C http://adsabs.harvard.edu/abs/1995JGR...100.8417G http://adsabs.harvard.edu/abs/2004QJRMS.130.2361M http://adsabs.harvard.edu/abs/2005JVGR..143..133S